Thứ Năm, 22 tháng 11, 2012

Hiểu thế nào về 'Đi xe không chính chủ'?

Nhà Nghỉ Sân Bay Nội Bài

Hiểu thế nào về 'Đi xe không chính chủ'?

"Mượn xe" không có lỗi, tham gia giao thông bằng xe đi mượn - xe không chính chủ không có lỗi. Xe không chuyển quyền sở hữu hay còn gọi xe chưa sang tên đổi chủ theo qui định mới là có lỗi, độc giả Nguyễn Phúc Tâm phân tích.

Trong hai ngày qua dư luận đặc biệt quan tâm tới qui định xử phạt vi phạm giao thông, nhất là liên quan tới "xe không chính chủ".

Theo pháp luật hiện hành không có điều luật nào qui định điều khiển xe "không chính chủ" là vi phạm pháp luật. Chỉ có chủ phương tiện "không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định" mới vi phạm theo điều 1, mục 8, điểm 6 khoản C Nghị định 71/2012/NĐ-CP.

Vì vậy "mượn xe" không có lỗi, và tham gia giao thông bằng xe đi mượn - xe không chính chủ không có lỗi. Xe không chuyển quyền sở hữu hay còn gọi xe chưa sang tên đổi chủ theo qui định mới là có lỗi.

Luật giao thông đường bộ (Điều 58) qui định người tham gia giao thông phải mang đủ bốn loại giấy tờ khi lưu thông. Đó là Giấy đăng ký xe; Sổ kiểm định kỹ thuật và bảo vệ môi trường; Bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc; Giấy phép lái xe phù hợp.

Luật dân sự: “Điều 401. Hình thức hợp đồng dân sự
(1) Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không qui định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định.
(2) Trong trường hợp pháp luật có qui định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân thủ theo qui định đó.
Hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức, trừ trường hợp pháp luật có qui định khác”.

Nghị Định 71/2012/NĐ-CP, thông tư, các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định 71 chưa có hoặc không thể hiện việc "mượn xe" là một dạng hợp đồng bắt buộc giao kết bằng văn bản. Vì vậy, "mượn xe" có thể là giao kết bằng lời nói, hành vi cụ thể được Pháp luật chấp nhận. Do vậy người TGGT chỉ cần mang 4 loại giấy tờ như đã nêu ở trên mà không cần phải có giấy mượn xe hợp lệ hoặc hợp đồng mượn xe hợp lệ, đều không hề vi phạm pháp luật!

Tuy nhiên, trong thực tế khi người TGGT có dấu hiệu, hành vi vi phạm Luật giao thông thì công an sẽ dừng phương tiện mà người đó điều khiển để kiểm tra giấy tờ. Nếu xe là chính chủ với xe đăng ký lần đầu hoặc đã chuyển quyền sở hữu phương tiện theo qui định với xe cũ thì người đó chỉ chịu trách nhiệm với lỗi đã vi phạm giao thông. Nếu xe mua lại chưa chuyển quyền sở hữu phương tiện theo qui định thì phải chịu trách nhiệm thêm ở lỗi này .

Tương tự, trường hợp mượn xe mà vi phạm giao thông thì người vi phạm chỉ chịu trách nhiệm về lỗi mà mình vi phạm. Người đó không bị phạt vì lỗi "mượn xe", nhưng phải chứng minh được xe mình mượn là hợp pháp. Mượn xe của người thân thông thường được giao kết bằng "lời nói, hành vi cụ thể", pháp luật thừa nhận, đấy là giữa hai người với nhau (mượn và cho mượn). Nhưng với cơ quan pháp luật thì người mượn xe phải đưa ra được chứng cứ để cơ quan chức năng xác minh đươc! Tại thời điểm kiểm tra mà chưa chứng minh được việc mượn xe là hợp lệ, hợp pháp thì công an có thể yêu cầu người mượn xe mời chủ xe đến giải quyết. Hoặc tạm giữ phương tiện và giấy tờ liên quan để phục vụ việc điều tra xác minh (mục 15, sửa đổi điều 54 (nghị định 71).

Để tránh những nhiêu khê, phiền phức không đáng có do việc "mượn xe", thượng tá Đào Vịnh Thắng trưởng phòng CSGT HN 'khuyên': "Đối với những người mượn xe thì cần phải có giấy ủy quyền của chủ phương tiện hoặc phải chứng minh được chủ phương tiện là ai, như cần phải có sổ hộ khẩu, giấy chứng minh hoặc giấy khai sinh…" Tuy nhiên, phải hiểu đây là lời khuyên của vị cán bộ cơ ban hành pháp. Luật GTĐB, Nghị định 71/2012/NĐ-CP, thậm chí Thông tư, các văn bản dưới Luật ...chưa có hướng dẫn cụ thể về việc bắt buộc người mượn xe phải đem theo sổ hộ khẩu, giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn...

Chúng ta cũng phải thừa nhận tình trạng mua bán xe cũ để sử dụng hoặc mua bán lòng vòng, không sang tên đổi chủ gây thất thu thuế cho nhà nước, làm khó trong việc kiểm soát phương tiện khi những phương tiện này gây tai nạn bỏ trốn hoặc phạm pháp hình sự, thậm chí cả an ninh quốc gia.

Nguyên nhân có thể bởi người dân ngại thủ tục, ngại thêm chí phí sang tên đổi chủ vẫn còn cao. Đối tượng buôn bán xe cũ trốn thuế. Và chính sự quản lý của cơ quan chức năng bị buông lỏng hoặc không hiệu quả.

Nay pháp luật siết chặt, quản lý việc "chuyển quyền sở hữu phương tiện" đã làm không ít người dân ngỡ ngàng và lo lắng. Ý kiến của ông Nguyễn Hoàng Hiệp phó chủ tịch UBATGTQG đề nghị lùi ngày "xử phạt" để người dân chuẩn bị, được dư luận cho rằng hợp lý.


Nguyễn Phúc Tâm / vnexpress.net

   

Quá nhiều bất cập

Tôi có ý kiến về việc chứng minh với cơ quan chức năng về việc mượn xe thế này: Vì hiện nay chưa có thông tư hướng dẫn nghị định 71 nên không có điều khoản nào quy định về việc các hình thức mượn xe khi tham gia giao thông cho nên sẽ tạo kẽ hở cho công an giao thông kiếm thêm để tăng thu nhập vì khi chưa có quy định cụ thể thì người tham gia giao thông nếu không cẩn thận sẽ bị các chú vặt tiền như bỡn. Ông thì yêu cầu sổ hộ khẩu, ông thì yêu cầu CMT, ông thì yêu cầu hợp đồng, ông nào khó tính thì yêu cầu cả 3 thứ trên. Chết là chết ở dân đen thôi. Thôi chịu khó nhịn nhục. Sau cho con theo nghề giao thông để vặt lại thiên hạ.

  |   12/11/2012 Thích   |      232

nản

em thử hỏi bác xem bây giờ em mượn xe ôtô của bác bác có cho em mượn hộ khẩu nhà bác không? mà em mượn hộ khẩu nhà bác thì những người nhà bác, vợ bác, con bác lấy gì lam chứng minh là xe chính chủ?

longhoang   |   12/11/2012 Thích   |      232

Mỗi người một chiếc

Đừng có mượn xe, ráng mua mỗi người một chiếc. còn chuyện kẹt xe để nhà nước lo!

nguen van nghia   |   12/11/2012 Thích   |      192

Mượn xe của bạn

Cho tui hỏi thăm tí là tui không có tiền mua xe , sinh viên nghèo mà, nên mỗi lần đi làm thêm là phải mượn xe của nhỏ bạn, xe của nó thì do ba nó đứng tên, nó mượn của ba nó để đi học mà! Vậy nếu tui mượn xe của nhỏ bạn, thì mang cả sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân của ba nó nữa hả, có cần mang giấy tờ gì khác để chứng minh tui với nó là bạn nữa không? Như thế này thì rắc rối quá, ai mà đem sổ hộ khẩu cho người ngoài mượn chứ! vô duyên! Mong mọi người chỉ giáo

Nguyễn đức Thắng   |   12/11/2012 Thích   |      150

Mượn luôn chủ xe!

Mượn luôn chủ xe! Cách tốt nhất để khỏi bị phạt oan là mượn xe thì mượn luôn "chủ xe" đi cùng cho tiện. Nản với quy định này quá!

bigbigboy   |   12/11/2012 Thích   |      135

Một số ý kiến

Theo quan điểm cá nhân em thấy chủ trương thì đúng: trách nhiệm của chủ phương tiện khi tham gia giao thông; thu thuế cho ngân sách... nhưng có vẻ như những người làm ra luật hơi tham vọng quá. Vì để tình trạng như hiện này cũng một phần do luật không nghiêm từ đầu, đến này dự đoán có tời gần 40% PTGT là không chính chủ thì các bác lại làm rắn quá.... Muốn là luật ban ra, người dân phải chấp hành ngay, NSNN sẽ tăng thêm từ phí trước bạ ngay, còn việc làm thế nào? Kệ cảnh sát giao thông... Còn việc "lách" chủ trương này xem ra không khó với những người trong gia đình... em là chủ xe, em báo mất CMT, em làm cái mới cho đẹp, cái cũ em để ở xe, ai đi thì có sẵn CMT gốc đấy rồi, CSGT hỏi em bảo mượn, có CMT gốc của chủ xe đấy rồi, thay giấy uỷ quyền... xong. chưa đúng nhưng chẳng ai muốn hỏi thêm nữa... Theo tôi, các bác nên có "lộ trình" chẳng hạn năm nay các bác nhắc nhở và những PTGT từ năm 2007 trở về trước thì các bác phạt, mức cao lên... Sang năm các bác quy định năm 2010 - Phạt... dần dần người dân mới cảm thấy không bức xúc và tự thực hiện chứ... Các bác mà làm rắn ngay, dân ra đường "béo" CSGT, dân đi chuyển tên, nộp trước bạ lại béo máy anh cán bộ thuế (đánh giá giá trị xe thấp đi), vào phòng CSGT lại mất tí chi phí cho biển số...tóm lại, chỉ chết dân.

  |   12/11/2012 Thích   |      129

Xe chính chủ

Chính phủ đang quyết tâm đơn giản hóa thủ tục hành chính cho dân đỡ khổ thì bây giờ mỗi khi đi đâu mà mượn xe của bạn bè, người quen lại phải mượn cả hộ khẩu, vợ lấy xe của chồng đi (và ngược lại) lại phải mang theo giấy Đăng ký kết hôn hoặc các loại giấy tờ khác liên quan để chứng minh là xe mượn. Đúng là "định hướng tối tăm". Than ôi!!.

Nguyễn nam   |   12/11/2012 Thích   |      106

Xe công cũng khổ

Thế những người đi xe công như các ngài là thoải mái rồi.(nhưng khổ nỗi các bác cũng chẳng phải là chủ xe - thế các bác cầm sổ cơ quan đi theo mà chứng minh nha)

  |   12/11/2012 Thích   |      95

Nghị định 71 không hợp lý

Cho em hỏi. Nếu theo nghị định 71 thì chắc chúng ta khỏi di chuyển xa nhà quá. Vì nếu đi xa thì phải mua vé xe đi, mà đa số đó là xe của công ty do các bác tài lái thuê cả. Vậy thì sao được gọi là xe chính chủ?(xe Taxi, xe đò,...) Nếu là xe gắn máy thì nhà có 10 người thì phải có 10 chiếc xe, vô tình làm tăng thêm mật độ lưu thông trên đường, trong khi đường xá nước ta không được rộng cho lắm. Điều này vô tình làm tăng thêm tai nạn giao thông đó các BÁC ở bộ ơi. Kính mong các BÁC xem lại cho dân nhờ tí.

Long Tu   |   12/11/2012 Thích   |      83

Làm luật kiểu gì vậy?

Các bác soạn Luật (ở đâu là Nghị định) mà chẳng nghiên cứu kỹ lưỡng gì cả. Sao không giả định các tình huống và những vấn đề nảy sinh nhỉ? Làm Luật mà kẽ hở to cỡ như Voi Ma-Mut chui lọt vậy thì quả là đáng sợ!

  |   12/11/2012 Thích   |      64

Không tán thành với luật mới này

Tôi không tán thành với luật mới này vì có rất nhiều bất cập, có thể khiến cho giao thông càng ngày càng ách tắc hơn do lượng xe nhiều lên khi mỗi người cần có 1 xe riêng để tránh phiền phức. Ngoài ra, việc mang các giấy tờ cần thiết như: sổ hộ khẩu, giấy ủy quyền hoặc cmt của chủ xe sẽ gây khó khăn vì hộ khẩu quản lý rất nghiêm ngặt, vô tình làm mất thì rất phiền phức. Tóm lại là đề nghị thu lai luật này.

dan thuong   |   12/11/2012 Thích   |      63

Ai cũng hiểu như vậy

Bạn Tâm cố gắng giải thích điều mà ai cũng hiểu hết, mà ngược lại bạn ko hiểu vấn đề ở cần làm rõ ở đây! Vấn đề moi người quan tâm là làm sao khi xử phạt, phân biệt được xe chính chủ với xe sang tay nhiều lần ko chính chủ mà ko gây khó khăn, rắc rối cho người sử dụng. Ko thể đưa giải pháp là đem theo Hộ khẩu, CMND ... để chứng minh xe mượn của người thân quen chạy. Có nhiều giải pháp có thể đưa ra áp dụng, nhưng giải pháp kém thì cần loại bỏ. Nên bạn ko cần giải thích luật pháp giao thông về mặt tích cực ở đây!

Nam Nguyen   |   12/11/2012 Thích   |      54

Ôi! Trời. Đơn giản xe không chính chủ

Theo tôi nghĩ, chẳng cần phạt người đi xe không chính chủ hay không sang tên mà chỉ cần qui định là khi đi đăng kiểm bắt buộc phải có chủ xe đi cùng. Như vậy nếu là xe chính chủ thật thì không có gì để nói, nhưng là xe đã bán chưa sang tên hay chỉ ủy quyền thì chủ mới sẽ phải phiền lụy đến chủ cũ phải đi cùng; Nếu là tôi thì lần đầu nếu ở gần thì tôi còn đi cùng chứ lần sau hoặc ở xa thì “hãy đợi đấy” nhé. Các chủ xe mới và cũ tự làm khó nhau là tự khắc người ta sẽ tự giác sang tên ngay thôi, lúc này các vị muốn phạt cũng chưa vội mà. Muốn được vậy thì yêu cầu Chính phủ cũng phải giảm thuế trước bạ cũng như các loại phí đăng ký khác cho lần chuyển nhượng sau xuống mức hợp lý theo thong lệ quốc tế và định giá đúng với giá trị còn lại của xe thì mới hy vọng được người dân chấp thuận vì riêng tiền thuế lần đầu đã gấp mấy lần giá trị xe rồi (đến nhà sản xuất phải đầu tư bao nhiêu công sức mà cũng chỉ lời khoảng 30%, chẳng có gì siêu lợi nhuận bằng thu thuế). Bây giờ sang tên lại bắt người sau nộp trước bạ 15-20% trên tổng thành giá nữa thì… than ôi ! Trời!

Manh Cuong   |   12/11/2012 Thích   |      34

Tự mua xe mà đi

Cứ nói theo như nhiều người thì tốt nhất là cố gắng Cày thêm tý nữa, mua thêm chiếc xe cho mình (chính chủ). Nhà có 6 người, trước kia có 3 chiếc xe, nay cố gắng mua thêm 3 chiếc nữa, khỏi phải lo. Ra đường thì cùng lắm lại kêu KẸT XE nữa, lúc đó các pác ở trên giải quyết tiếp bằng phương án biển số chẵn, lẽ nữa quá. Thật là thất vọng nhiều hơn hy vọng Luật này.

Vinh   |   12/11/2012 Thích   |      34

Có gì đâu mà hốt hoảng?

Mấy ngày nay cứ ù ù cạc cạc do báo chí viết về xử phạt “xe không chính chủ”. Đọc toàn bộ nghị định 71 cũng không tìm ra 4 chữ này, rốt cuộc cũng tìm ra là lỗi không chuyển quyền sở hữu phương tiện. Khái niệm này hoàn toàn khác với xe không chính chủ. Mà quy định này cũng đã có từ lâu sao khi nghị định 71 có hiệu lực thì mới “hốt hoảng” thế này? Có lẽ do do mức xử phạt “quyết liệt” quá, “hoành tráng” quá sau những phát ngôn mạnh mẽ quá nên khái niệm “xe chính chủ” mới trở nên hot như thế này. Cũng có lẽ do phí hạn chế ô tô xe máy bị dư luận “ném đá” thẳng tay và sự phản ứng của thị trường cũng quá mạnh làm cho phí và thuế bị thất thu chăng? Cũng có lẽ do báo chí quan trọng hóa vấn đề qua các bài phóng sự, phỏng vấn với các quan chức nên chuyện mới trở nên ầm ỉ?

Mà nghị định 71 này sửa đổi nhiều điều, tuy nhiên có một điều quan trọng thì cứ mờ ảo làm cho CSGT khi thực hiện cũng khó khăn. Mình là nhân viên văn phòng, có chút kiến thức, hay đọc báo mà khi nghị định này áp dụng cũng ngỡ ngàng huống hồ phần lớn người dân khác chăm lo lao động cả ngày ở bên ngoài. Bên cạnh đó làm thế nào để phân biệt xe mượn và xe chưa chuyển quyền sở hữu lại không nói rõ làm cho dân thêm rối.

Nhà người ta có 2 chiếc xe nhưng chỉ một người đứng tên thì những người khác trong gia đình khi sử dụng phải chứng minh ra làm sao? Xe mình đứng tên vợ đi thì dễ chứng minh, còn em vợ đi thì lấy cái gì để chứng minh. Bạn bè mượn xe nhau chạy một lúc thì sẽ như thế nào??? Hàng loạt các tình huống dở khóc dở cười và có thể bị kẻ xấu trong lợi dụng làm khó cho dân. Có nên chăng thêm vào phần những giấy tờ cần thiết ngoài 4 loại giấy tờ mà tác giả đề cập khi tham gia giao thông là: Giấy hôn thú; Hộ khẩu gia đình (bản sao trong vòng 6 tháng) hoặc giấy ủy quyền cho mượn chăng?

Ngô Vĩnh Yên   |   12/11/2012 Thích   |      33

Xe không chính chủ

Tôi ko có hộ khẩu thường trú tại TPHCM, tôi nhờ người thân mình đứng tên, nếu tôi chuyển quyền sở hữu thì xe tôi ĐK ở đâu?

  |   12/11/2012 Thích   |      31

Nghị định 71

Vậy theo nghị định 71 xử phạt người điều khiển xe không chính chủ có vi phạm luật giao thông hay không?

vu van hung   |   12/11/2012 Thích   |      28

Vấn đề xe chính chủ

Em được biết là đi xe phải chính chủ để đảm bảo công tác tra cứu tội phạm được nhanh và chính xác. Tuy nhiên em thấy khi tội phạm dùng phương tiện đi gây án thì chủ yếu là xe biển giả ( hoặc xe không có nguồn gốc chính xác ) thì bộ luật này có ý nghĩa gì chứ? ( chưa nói đến còn nhiều vấn đề khác nảy sinh như đã biết )

  |   12/11/2012 Thích   |      25

2 hướng

Thứ 1: Mang đủ 4 loại giấy tờ để được phép Qua khi bị kiểm tra hành chính (cơ động úp). Thứ 2: Phương tiện Chính chủ được phép mắc lỗi mà sẽ không phạt + bị giữ xe. Haizzz. Phạt 1tr xe máy, ?? t với oto,..+...

iu vi ti   |   12/11/2012 Thích   |      24

Một số ý kiến

Thật sự của nghị định 71/2012 là tăng cường thu ngân sách Nhà nước và cũng chấn chỉnh việc lách luật trong vấn đề thuế trước bạ sang tên đôỉ chủ PTGT mà thôi. Vì sao có sự chồng chéo trong các luật để chủ PTGT phải lách Luật ? Có phải chăng là thuế sang tên, trước bạ của chúng ta quá cao [( Giá xe mơí + 10% GTGT ) +( 10 đến 20% phí trước bạ )] X % giá trị xe theo năm sản xuất tính ra mua 1 chiếc xe cũ khoảng 500 t thì chi phí khoảng 40-50 triệu...ngoài ra còn rất nhiều phí khác nữa. Theo tôi nếu Nhà nước giảm các loại thuế kia mỗi thứ một ít thì Nghị định 71 cũng thừa mà thôi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét